top of page

Tìm trường đại học phù hợp ở Đức

image.png

Đại học Đức chia ra 2 trường phái: đại học theo hướng hàn lâm (Universität) và theo hướng ứng dụng (Fachhochschule FH). Uni thì được chuộng hơn theo kiểu đẳng cấp hơn, đầu vào cũng khó hơn FH. Tuy học FH dễ hơn nhưng vẫn có thể học lên PhD với bằng master của FH. Kiểu Uni là đại học Bách Khoa con FH là Sư Phạm Kỹ Thuật vậy, tùy theo năng lực mà bạn đăng ký cho phù hợp.


Để học master thì đa số trường yêu cầu GPA từ 2.5 (tương đương 7.5 thang điểm 10). Nhưng cũng có một số trường không có chuẩn GPA tối thiểu, đặc biệt là các trường tư, đầu vào khá dễ.
Yêu cầu ngoại ngữ phổ biến là tiếng Đức C1, IELTS 6.5. Cũng khá nhiều trường có chuẩn ngoại ngữ thấp hơn, có trường chỉ cần B1 tiếng anh (tương đương EILTS 5.0).


Về học phí thì trường công (cả Uni và FH) đa số miễn học phí, chỉ thu phí học kỳ tầm 350 EUR, trong đó có bao gồm vé 6 tháng đi tàu xe rồi. Một số trường có học phí tầm 1k EUR/ kỳ cho sinh viên ngoài EU. Học phí trường tư thì mắc, tầm 4k EUR/kỳ. Trường tư thì được cái chuẩn đầu vào thấp, đầu ra cũng dễ, có nhiều chương trình quốc tế (dạy bằng tiếng Anh), bằng cấp thì ít danh tiếng hơn trường công.


Hiện nay theo xu thế thì các chương trình dạy bằng tiếng Anh cũng khá phổ biến trong các đại học công lập, mỗi trường có vài ngành dạy bằng tiếng Anh, đặc biệt các nghành về kỹ thuật công nghệ.

Tìm trường thì bạn có thể bắt đầu với bảng xếp hạng các trường để chọn ranking cho phù hợp. Cách này dành cho bạn nào có kết quả học tập tốt và hướng đến trường hàng đầu. Các website xếp hạng phổ biến như: QSRanking, CSRankingSau khi chọn được trường phù hợp thì vào website của trường để chọn ngành, và xem yêu cầu của trường để chuẩn bị hồ sơ.


Cách nữa khá nhanh là tìm các chương trình quốc tế trên DAAD. Ở đây có bộ lọc để bạn tìm chương trình phù hợp nhanh chóng hơn tìm theo xếp hạng trường.


Các thứ 3 là tìm trường trên Uni-Assist (UA). Khi bạn đã đăng ký tài khoản và đăng nhập vào UA thì có thể dùng chức năng tìm kiếm để tìm chương trình mình muốn nộp. Tìm kiếm trên UA cho kết quả kém hơn trên DAAD, và cũng chỉ tìm được các chương trình có mở trong kỳ nộp hồ sơ tiếp theo. Tuy nhiên, trường nào có yêu cầu nộp hồ sơ qua UA thì bạn phải tìm trên UA và kiểm tra thông tin về chương trình cũng như các yêu cầu hồ sơ được đăng ở UA một lần nữa. Có gì thắc mắc còn xác nhận lại kẻo nộp mà hồ sơ không đạt thì cũng phí tiền nộp.

Chọn trường thì bạn cũng nên chú ý chọn nơi có nhiều doanh nghiệp ngành của bạn hoạt động để thuận lợi cho xin việc xin working student. Ví dụ như bạn làm ngành IT, automotive thì chọn các thành phố như Stuttgart, Munich, Berlin...Vì xin việc ở Đức không dễ như Việt Nam, đặc biệt là bạn chưa có tiếng Đức. Việc xin working student rồi lên chính thức sẽ dễ và an toàn hơn học xong rồi mới đi xin việc.


Vì trường công (đa số) đã miễn học phí nên ít có học bổng cho chương trình master ở Đức. Nhưng việc đi làm thêm để kiếm tiền trang trãi và lấy kinh nghiệm là rất phổ biến ở Đức dưới dạng working student. Điều này khá thích hợp cho các bạn làm các ngành kỹ thuật là thế mạnh của Đức như automotive, software nên đừng lo lắng quá về chi phí sinh hoạt nhé! Lương tối thiểu theo luật là 12 EUR/h, sinh viên được đi làm thêm 20h/tuần hay đúng hơn là trong năm, sinh viên được làm tối đa 1 nữa thời gian của nhân viên chính thức. Thì nếu bạn có working student, lương tối thiểu sẽ là 12x20x4=960 EUR/tháng. Với mức lương này thì sinh viên sống thoải mái (chi phí tối thiểu cho 1 sinh viên tầm 650 EUR/tháng).
 

Mọi đóng góp về bài viết hay các chủ đề liên quan, ban quản trị rất vui mừng chào đón bạn tại support@duhoctutuc.de

bottom of page